Bề mặt gỗ tủ bếp Melamine và Laminate đang là hai loại vật liệu phổ biến nhất để sản xuất tủ bếp. Đây cũng là hai loại gỗ công nghiệp được ưa chuộng và trở thành xu hướng cho nội thất hiện đại thế hệ mới.
Không những thế nó cùng vô cùng sang trọng và phù hợp cho nhiều loại không gian cũng như ngôn ngữ thiết kế khác nhau. Vậy bạn đã hiểu và phân biệt được hai loại vật liệu này chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Giới thiệu về hai loại bề mặt gỗ tủ bếp Melamine và Laminate
Đồ gỗ luôn là ông vua trong mảng vật liệu nội thất. Đồ gỗ mang đến những nét ấm cúng cho người nhà và vẻ đẹp sang trọng cho không gian sống. Tuy vậy giá thành của các sản phẩm gỗ tự nhiên không hề rẻ. Một nhược điểm nữa là sau một thời gian sử dụng nó rất dễ bị mối, mọt hoặc ẩm mốc. Việc này đã làm giảm tuổi thọ của sản phẩm xuống đáng kể.
Gỗ công nghiệp ra đời như một xu thế tất yếu để khắc phục các hạn chế của gỗ tự nhiên. Thực chất hai loại bề mặt gỗ tủ bếp Melamine và Laminate đều là sản phẩm gỗ công nghiệp. Nếu bạn chưa biết về loại gỗ này thì nó được tạo thành từ mảnh vụn và các cành cây có trong thiên nhiên. Sau đó dưới tác dụng của keo, dung dịch chuyên biệt các vụn gỗ kết dính với nhau và tạo thành những tấm gỗ. Gỗ công nghiệp có hai thành phần là lõi và lớp phủ bề mặt bao quanh bên ngoài sản phẩm.
Bề mặt laminate và các đặc điểm đáng chú ý
Như đã trình bày phần trên, gỗ công nghiệp có hai thành phần chính là lớp lõi hay còn gọi với cái tên thông dụng – cốt gỗ. Thành phần còn lại, hay lớp phủ bề mặt bên ngoài cũng chính là bề mặt laminate tôi đang đề cập đến. Tác dụng của lớp laminate khi phủ lên các cốt gỗ dăm, MDF, HDF nhằm mục đích tăng tính thẩm mỹ và trở thành lớp màng bảo vệ phần cốt này.
Một bề mặt laminate bao gồm 3 lớp chính được sắp xếp theo thứ tự sau: Trong cùng là lớp Overlay, sau đó đến Decorative và Paper. Lớp paper ngoài cùng hiện đang được chế tạo bằng công nghệ HPL còn gọi là High Pressure Laminate. Nhờ đó tấm gỗ có khả năng chống trầy xước, và sự xâm lăng của các loại mối mọt, vi khuẩn. Một ưu điểm mà những loại gỗ tự nhiên không thể làm được.
Nhìn chung thì hai loại bề mặt gỗ tủ bếp Melamine và Laminate có công dụng tương đối giống nhau. Tuy nhiên Melamine còn có tác dụng chống cháy. Rất phù hợp để làm đồ nội thất khu vực gian bếp. Hơn nữa bề mặt này cũng rất dễ dàng để có thể ép trên các loại cốt gỗ ván dăm.
So sánh bề mặt gỗ tủ bếp Melamine và Laminate
Đặc điểm về giá thành và màu sắc
Nhìn chung Laminate có giá đắt hơn so với Melamine. Điều này bởi vì nó có ưu thế về màu sắc,các loại vân. Laminate có nhiều màu sắc đa dạng và phong phú hơn. Từ đó người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Ngoài các màu sắc cơ bản cần phải có thì nó còn có những màu giả kim loại, màu ánh nhũ vô cùng độc đáo. Đường vân của Laminate có thể mô phỏng lại y hệt vân của gỗ tự nhiên.
Một số loại vân rất đẹp như gỗ anh đào, sồi, óc chỗ, gỗ cây thông đều có thể tạo ra bởi bề mặt laminate. Màu sắc của vân gỗ cũng vô cùng phong phú. Ngoài vân gỗ thường ra thì loại này còn có các loại vân đá, vân vải khác nhau…
Ngược lại với laminate thì melamine chỉ có những gam màu cơ bản. Tuy nhiên vẫn đầy đủ các loại màu từ sàn cho đến màu tối. Vân gỗ cũng có nhiều loại như vân teak hay gỗ sồi, tuy nhiên vẫn hạn chế và ít loại hơn laminate.
Quy trình sản xuất của bề mặt gỗ tủ bếp Melamine và Laminate
Laminate được chế tạo theo từng lớp. Lớp paper được nhúng vào dung dịch qua keo melamine. Còn lớp overlay thì được đem ngâm để chuyển sang màu trong suốt. Khi tiến hành quá trình ép, sẽ để lộ vân gỗ của lớp paper vô cùng đẹp mắt.
Sau khi xử lý xong công đoạn này, chúng được đem đi cắt theo kích thước định sẵn. Lớp Kraft thì bao gồm nhiều lớp giấy khác nhau xếp chồng lên và nến chặt. Cuối cùng các lớp này được ép nhiệt lại với nhau để tạo thành tấm laminate hoàn chỉnh nhất.
Quy trình sản xuất melamine có khác một chút. Đầu tiên lớp giấy trang trí sẽ được in họa tiết, vân gỗ hay nhuộm màu sắc thích hợp. Sau công đoạn này sẽ là quá trình nhúng keo UF, tiếp đó tẩm qua keo MF. Giấy trang trí này sau khi keo khô sẽ được cắt thành khổ theo kích thước đã định sẵn.
Cấu tạo bề mặt gỗ tủ bếp Melamine và Laminate
Như đã trình bày phần trước laminate có cấu tạo ba lớp riêng biệt khác nhau. Còn melamine thì chỉ gồm lớp giấy và lớp keo mà thôi. Lớp giấy của melamine được tạo nên từ bột gỗ, pha titan cùng nhiều hợp chất khác. Sở dĩ có thành phần ti tan để tạo nên độ bền, cứng chắc của bề mặt giấy. Lớp keo Melamine sẽ đảm nhiệm vai trò chống ẩm, chống thấm cũng như hạn chế việc trầy xước cho sản phẩm.
Trên đây là những so sánh cơ bản nhất của hai bề mặt gỗ tủ bếp Melamine và Laminate. Nhắc đến tủ gỗ, TỦ BẾP EUROWIN là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp sản phẩm này với chất lượng vô cùng cao.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI EUROWIN THEO HOTLINE: 0364 322 322
HOẶC TRUY CẬP WEBSITE: www.eurowin.com.vn
Đội ngũ nhân viên tư vấn của EUROWIN luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng mọi mọi miền 24/7
---------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Hotline tư vấn: 0364 322 322
Website chi tiết sản phẩm: www.eurowin.com.vn
Hệ thống cửa hàng toàn quốc:
CS1: 467 HOÀNG QUỐC VIỆT - CẦU GIẤY - HÀ NỘI.
CS2: 326 - 330 ĐƯỜNG LÁNG - ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI.
CS3: 09 NGUYỄN XIỂN - THANH XUÂN - HÀ NỘI
CS4: 609 NGUYỄN TRÃI - THANH XUÂN - HÀ NỘI.
CS5: 353 NGUYỄN VĂN CỪ - LONG BIÊN - HÀ NỘI
CS6: 189 MINH KHAI - HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI
CS7: 359 NGUYỄN HOÀNG TÔN - TÂY HỒ - HÀ NỘI
CS8: 112 CAO LỖ - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI
CS9: QL39A - DÂN TIẾN - KHOÁI CHÂU - HƯNG YÊN
CS10: 74 NGUYỄN VĂN CỪ - NINH XÁ - TP BẮC NINH
CS11: 425 NGUYỄN VĂN LINH - LÊ CHÂN - HẢI PHÒNG
CS12: 36 TÔ HIỆU - LÊ CHÂN - HẢI PHÒNG
CS13: NHÂN MỸ - THUỶ NGUYÊN - HẢI PHÒNG
CS14: 54 ĐƯỜNG BA ĐÌNH - TT.HỮU LŨNG - LẠNG SƠN
CS15: 372 TRẦN ĐĂNG NINH - THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
CS16: 74 VIỆT BẮC - QUANG TRUNG - THÁI NGUYÊN
CS17: XƯỞNG SẢN XUẤT TỦ BẾP - PHƯƠNG ĐÌNH - ĐAN PHƯỢNG
CS18: XƯỞNG SẢN XUẤT TỦ BẾP - LÊ CHÂN - HẢI PHÒNG
CS19: XƯỞNG SẢN XUẤT - TỦ BẾP - TỪ LIÊM
CS20: XƯỞNG SẢN XUẤT TỦ BẾP - TỈNH LỘ 379 HƯNG YÊN
CS21: ĐÔNG KẾT - KHOÁI CHÂU - HƯNG YÊN
CS22: 1 ĐỒNG ÔNG - ĐAN PHƯỢNG - HÀ NỘI
CS23: 58 ĐƯỜNG VẠN XUÂN - KHU 6 - TT TRÔI - HOÀI ĐỨC - HÀ NỘI